Dù không tạo ra nguồn doanh thu trực tiếp cho các doanh nghiệp, nhưng kế toán lại đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? Thực hiện những công việc như thế nào? Hãy cùng oldvillageportroyal.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Ngành kế toán doanh nghiệp là gì?
1. Khái niệm
Kế toán doanh nghiệp chính là những người thực hiện công việc thu thập, kiểm tra, xử lý và phân tích thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức hiện vật, thời gian lao động tại doanh nghiệp. Có 2 mảng bộ phận chính của kế toán doanh nghiệp chính là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Trong đó:
- Kế toán nội bộ sẽ có trách nhiệm tổng hợp tất cả những phát sinh trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Qua đó sẽ có được số liệu chính xác với quá trình hoạt động thự của các doanh nghiệp.
- Kế toán thuế có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp vận hành theo đúng quy định của pháp luật. Hiểu đơn giản thì bộ phận này sẽ đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, cũng như tiếp cận kịp thời với những ưu đãi hỗ trợ từ phía Nhà nước.
2. Các thành phần của kế toán doanh nghiệp
Các thành phần của kế toán doanh nghiệp là gì, gồm những bộ phận nào? Theo quy định của pháp luật, kế toán doanh nghiệp gồm có kế toán, giao dịch và hạch toán. Cụ thể như sau:
- Kế toán bao gồm kế toán hàng hóa, sản phẩm và các loại nguyên vật liệu; kế toán chi phí, hạch toán giá thành.
- Giao dịch thực hiện giám sát các giao dịch bằng tiền mặt, tiền gửi; tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình; các giao dịch bằng ngoại tệ.
- Hạch toán với khách hàng, hạch toán tiền lương, hạch toán với đối tác, hạch toán ngân sách, hạch toán với người nhân tạm ứng.
II. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, kế toán sẽ đảm nhận các công việc như sau:
- Thu thập, tổng hợp số liệu, kiểm tra tính chính xác của những chứng từ phát sinh. Từ đó sẽ xử lý, đối chiếu, hạch toán các bút toán, công nợ.
- Kế toán doanh nghiệp thực hiện công việc kiểm tra, hạch toán, tiến hành in ấn, trình ký các chứng từ kế toán liên quan.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo theo yêu cầu để lên kế hoạch, đưa ra quyết định của lãnh đạo.
- Kê khai, báo cáo thuế định kỳ, nộp thuế theo đúng nghĩa vụ.
- Sắp xếp, lưu trữ các chứng từ theo nguyên tắc khoa học, cẩn thận.
Nhìn chung, những công việc của kế toán doanh nghiệp khá giống với vị trí kế toán tổng hợp. Vì thế, đòi hỏi người làm phải có chuyên môn, kinh nghiệm và những kỹ năng xử lý tốt để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
III. Vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp
Như đã chia sẻ, hiện nay trong các doanh nghiệp thì kế toán là vị trí quan trọng. Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của kế toán doanh nghiệp là gì?
- Kế toán doanh nghiệp sẽ ghi chép, lưu trữ những chứng từ, tài liệu, hồ sơ một cách bảo mật, an toàn.
- Cung cấp thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ và trực thực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp khi đưa ra những quy định cần thiết.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo tài chính theo từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, kiểm soát tài chính để giúp doanh nghiệp làm chủ được nguồn tài chính của mình.
IV. Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp
Hạch toán là phương pháp giúp kế toán doanh nghiệp thu thập, xử lý thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, hạch toán được phân thành các loại như sau:
1. Chứng từ kế toán
Phương pháp này giúp phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ đó mà kế toán doanh nghiệp thu thập được đầy đủ thông tin, làm cơ sở để ghi chép, lưu trữ trong sổ sách.
Chứng từ kế toán gồm các hoạt động tổ chức sắp xếp các chứng từ, lập chứng từ gốc…
2. Tài khoản kế toán doanh nghiệp là gì?
Phương pháp tài khoản kế toán giúp phân loại, theo dõi tình hình biến động của các khoản nợ, tài sản và vốn của doanh nghiệp. Từ đó, kế toán doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhà quản lý về tình hình sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3. Tính giá
Đây là cách mà kế toán doanh nghiệp ghi nhận giá trị tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp tính giá cũng hỗ trợ kế toán xác định được sự chênh lệch giữa kế toán và thuế để hình hành tờ khai thế.
Hơn thế, các khoản mục phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm cũng được tính theo theo nguyên tắc nhất định để phản ánh đúng về các đối tượng đó.
4. Tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán doanh nghiệp là gì? Từ những số liệu sổ sách, kế toán sẽ tổng hợp các mối quan hệ để lập báo báo nhằm có bức tranh tổng thể nhất về tài sản, hiệu quả sử dụng vốn… của doanh nghiệp.
5. Cơ hội việc làm của ngành kế toán doanh nghiệp
Từ trước đến nay, kế toán vẫn luôn là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trên thị lao động bởi vì số lượng doanh nghiệp, công ty đang hoạt động lớn.
Bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của cử nhân mới ra trường làm việc trong lĩnh vực kế toán dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Đây là thông tin rất tích cực với những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành kế toán trong tương lai.
Không những vậy, khi có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn thì bạn có thể đảm nhận những vị trí cao trong doanh nghiệp. Với những người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp thì mức thu nhập có thể trên 20 triệu đồng/tháng.
Vậy nên, kế toán doanh nghiệp đang có cơ hội rất rộng mở trên thị trường lao động việc làm hiện nay.
V. Kết luận
Hy vọng qua những thông tin được cung cấp trên đây bạn đã hiểu rõ kế toán doanh nghiệp là gì cũng như tiềm năng của ngành nghề này trong tương lai. Để giải đáp thêm nhiều thắc mắc khác, bạn hãy theo dõi các bài viết trong chuyên mục là gì tiếp theo nhé.