Rối loạn lưỡng cực là gì? Có điều trị được không?

Rối loạn lưỡng cực là gì
Những áp lực của cuộc sống như học tập, công việc đã khiến số người mắc bệnh tâm lý ngày càng tăng, trong đó phải kể đến rối loạn lưỡng cực. Những người mắc hội chứng này khi thì thấy hưng phấn, có lúc lại cảm thấy chán nản, tuyệt vọng. Để hiểu rõ rối loạn lưỡng cực là gì, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của oldvillageportroyal.com nhé.

I. Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là sự thay đổi đan xen của trạng thái cảm xúc bất thường
Rối loạn lưỡng cực là một trong những chứng bệnh liên quan đến tâm thần, có tên gọi khác là rối loạn hưng – trầm cảm. Hiểu đơn giản thì đây là tình trạng tâm thần có sự thay đổi thất thường, có thể hưng phấn đột ngột hoặc rơi vào trạng thái chán nản, trầm cảm.
Căn bệnh này có tính chất xen kẽ giữa hưng phấn và trầm cảm. Sự thất thường của trạng thái tâm lý thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể là nhiều lần trong một tuần. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hành vi của người bệnh.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực, thế nhưng những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực có thể kể đến như: nghiện rượu, tâm lý căng thẳng kéo dài, tiền sử gia đình của người bị rối loạn lưỡng cực, nghiện ma túy…

II. Dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực

Theo các chuyên gia tâm lý, dấu hiệu mắc rối loạn lưỡng cực ở mỗi người có thể khác nhau theo từng giai đoạn. Dưới đây chính là những triệu chứng giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn lưỡng cực là gì.

1. Dấu hiệu rối loạn về cảm xúc

Người mắc rối loạn lưỡng cực thường xuất hiện hai trạng thái cảm xúc xen ké với nhau, đó là:
  • Trạng thái hưng phấn: Đó là khi người bệnh cảm thấy hưng phấn, vui vẻ quá độ mà không rõ nguyên nhân là gì.
  • Trạng thái trầm cảm: Lúc này người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi.

2. Dấu hiệu rối loạn về hành vi

Người bị rối loạn lưỡng cực luôn tồn tại 2 trạng thái cảm xúc khác nhau
Hành vi của người bị rối loạn lưỡng cực cũng có 2 trạng thái cảm xúc khác nhau, đó là:
  • Trạng thái hưng phấn: Do tinh thần phấn khích, lạc quan nên người bệnh cảm thấy có rất nhiều năng lượng. Vì thế mà họ phải hoạt động nhiều để tiêu hao, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến khả năng suy nghĩ giảm. Người mắc rối loạn lưỡng cực có thể nhìn thấy ảo giác hoặc nghe thấy giọng nói lạ.
  • Trạng thái trầm cảm: Khi ở trạng thái trầm cảm, người bệnh cảm thấy buồn bã nên lười vận đồng, không thích giao tiếp, ăn ít và thường có suy nghĩ đến cái chết.
Những cảm xúc, hành vi này của người bệnh xuất hiện theo chu kỳ, có nghĩa là đan xen theo ngày, tuần hoặc theo mùa. Có thể nói đây chính là những dấu hiệu bất thường mà chính người bệnh cũng không thể tự mình kiểm soát được.

III. Rối loạn lưỡng cực có phải là trầm cảm?

Rối loạn lưỡng cực không phải là trầm cảm

Thực tế, khi nhắc đến rối loạn lưỡng cực là gì, nhiều người vẫn luôn cho rằng đây là một dạng của chứng trầm cảm và cách điều trị giống nhau. Thế nhưng, đây lại là 2 căn bệnh khác nhau về dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị.
Người bệnh mắc rối loạn lưỡng cực mà điều trị giống với trầm cảm sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chỉ có những biểu hiện trầm cảm rõ ràng, không có triệu chứng của sự hưng phấn thì chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực rất khó khăn. Trong khi đặc trưng của trầm cảm là trầm cảm đơn cực thì rối loạn lưỡng cực phải trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn trầm cảm nặng, giai đoạn hưng phấn và giải đoạn trầm cảm.
Như vậy có thể thấy, so với trầm cảm thì rối loạn lưỡng cực có các triệu chứng phức tạp hơn, phương pháp điều trị cũng khó hơn.

IV. Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa khỏi được không?

Người mắc rối loạn lưỡng cực có thể phải dùng thuốc để kiểm soát tâm trạng suốt đời
  • So với những bệnh lý thông thường, các bệnh liên quan đến tâm lý thường có phương pháp điều trị phức tạp, nhiều căn bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ kiểm soát sự phát triển của chúng. Và chứng rối loạn lưỡng cực cũng như vậy, người bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ được điều trị để quản lý tâm trạng, cảm xúc của mình tốt hơn.
  • Khi có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán. Khi đã xác định mắc rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc uống để cân bằng cảm xúc, tâm trạng của mình.
  • Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh vẫn cần phải được theo dõi trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát. Những trường hợp bệnh nặng thì người bệnh sẽ phải uống thuốc lithium cả đời.
  • Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người mắc rối loạn lưỡng cực còn được điều trị bằng những liệu pháp tâm lý với mục đích là kiểm soát hành vi, suy nghĩ, cảm xúc. Để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn, người mắc rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt khoa học ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục, thể thao, tránh xa những chất kích thích gây hại cho sức khỏe…
  • Sau khi tích cực điều trị, những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực sẽ có dấu hiệu giảm và người bệnh có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Việc điều trị cần phải kéo dài suốt đời để người bệnh có được cuộc sống hòa nhập bình thường. Do đó, khi có những dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất.
Nhìn chung, rối loạn lưỡng cực là căn bệnh khá phức tạp và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị căn bệnh này được ưu tiên hàng đầu vẫn là sử dụng thuốc. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được rối loạn lưỡng cực là gì. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiết theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Các bài viết khác