Đối với nhiều bà mẹ, việc vắt sữa bằng tay thoải mái hơn việc dùng máy hút sữa. Bạn có thể vắt sữa ở bất cứ đâu mà không cần các dụng cụ, thiết bị nào. Việc vắt sữa bằng tay cũng giúp chị em có được nhiều sữa hơn, sữa tiết ra cũng dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn biết cách vắt sữa bằng tay thực hiện như thế nào, hãy theo dõi bài viết này của oldvillageportroyal.com chúng tôi nhé.
I. Lợi ích của vắt sữa bằng tay
Vắt sữa bằng tay là phương pháp bạn dùng tay massage và bóp nhẹ bầu ngực để sữa ra ngoài. Theo các chuyên gia, cách vắt sữa bằng tay mang lại nhiều lợi ích tuyệt với so với việc dùng máy hút sữa.
- Cho phép mẹ có nhiều sữa non hơn trong những ngày sau sinh: Nếu bé nhà bạn gặp phải vấn đề trong việc ngậm ti thì cách tốt nhất là lấy sữa non cho em bé. Vì ban đầu sữa mẹ thường đặc, dính và không có nhiều, nên một lượng nhỏ hút được sẽ bám vào thành của bình máy hút sữa. Thế nhưng, khi bạn dùng cách vắt sữa bằng tay để cho vào thùa hoặc ống tiêm khiến trẻ hấp thu tốt hơn.
- Thúc đẩy nguồn cung cấp cho mẹ: Nếu bạn đang dùng máy hút sữa để cố gắng tạo nhiều sữa hơn cho bé, thì việc vắt sữa bằng tay trong vài phút có thể mang lại hiệu quả hơn.
- Vắt sữa bằng tay tiện lợi hơn: Không giống như việc dùng máy hút sữa đòi hỏi bạn phải ở gần ổ cắm điện, và các dụng cụ, thiết bị đặc biệt, cách vắt sữa bằng tay có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào bạn có thể.
Tuy nhiên, cách vắt sữa mẹ bằng tay tốn khá nhiều thời gian, mẹ phải dùng nhiều sức hơn so với việc dùng máy. Vắt sữa bằng tay cũng có thể khiến mẹ đau ngực vì lực vắt từ tay không đều.
II. Cách vắt sữa bằng tay đơn giản
Để thực hiện được cách vắt sữa bằng tay, các mẹ cần chuẩn bị dụng cụ như cốc, bình sữa đã được thanh trùng. Các bước hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Các mẹ cần rửa sạch tay và dùng khăn mềm để lau sạch phần bầu ngực, núm vú. Khi vắt sữa nên ngồi thoải mái và để bình sữa gần với vú.
- Bước 2: Đặt ngón tay trỏ bên dưới bầu vú, ngón cái ở trong bầu vú đối diện với ngón tay trỏ. Nếu quầng vú rộng, bạn có thể đặt ngón tay lùi vào bên trong quầng vú 1 chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp thì có thể đặt ngón tay lùi ra ngoài, các ngón còn lại đỡ ngực.
- Bước 3: Giữ nguyên các ngón tay ở trên ngực, sau đó ấn nhẹ nhàng các ngón về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón út ép xuôi về phía trước để sữa tràn ra ngoài.
- Bước 4: Sau đó nới lỏng lực ép ở các ngón tay để các tuyến sữa đầy rồi lặp lại các thao tác trên và thực hiện xen kẽ giữa các vú. Bạn có thể thực hiện cách vắt sữa bằng tay trong khoảng 20 đến 30 phút hoặc cho đến khi cảm thấy ngực mềm mại.
III. Mẹo vắt sữa bằng tay dễ dàng hơn
Cũng như việc cho con bú, cách vắt sữa bằng tay cần có thời gian thực hiện phù hợp. Vậy nên, những mẹo đơn giản sau có thể giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn khi mới bắt đầu vắt sữa:
- Trong khi bạn đang phục hồi sức khỏe sau sinh tại bệnh viện, hãy nhờ y tá hoặc hộ sinh tư vấn cách vắt sữa bằng tay.
- Khi mới bắt đầu, bạn nên làm tay của mình ấm lên để trong quá trình vắt, sữa có thể chảy ra tốt hơn.
- Nên thực hiện vắt sữa bằng tay vào buổi sáng. Bởi đây là khoảng thời gian nguồn xung cấp sữa của bạn có xu hướng dồi dào nhất.
- Tâm trạng, cảm giác thoải mái sẽ giúp thúc đẩy dòng sữa ở mẹ tốt hơn. Vậy nên hãy tìm nơi yên tĩnh và giải tỏa tâm trí để thư giãn, thoải mái trong lúc vắt sữa bằng tay.
- Cách vắt sữa bằng tay là kỹ năng mà các mẹ có thể thực hiện ngay sau khi con được sinh ra và nên sử dụng trong suốt thời gian cho trẻ bú. Việc vắt sữa bằng tay đòi hỏi sự kiên nhẫn, vậy nên trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, bạn hãy tìm đến chuyên gia để tư vấn, giúp đỡ nhé.
IV. Những lưu ý khi vắt sữa bằng tay
Có thể thấy, cách vắt sữa bằng tay mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý đến một số điều sau:
- Khi thực hiện vắt sữa bằng tay nên làm nhẹ nhàng, không bóp bởi sẽ khiến các bạn bị đau và không vắt được sữa.
- Khi mới vắt sữa bằng tay, thường phải mất khoảng 1-2 phút thì sữa mới bắt đầu ra và nên thực hiện 1 bên trước. Sau khi đã quen với cách vắt sữa bằng tay, bạn có thể làm hai bên cùng một lúc.
- Không nên vuốt mạnh theo chiều dọc vì có thể làm tổn thương đến mô ngực. Điều quan trọng khi thực hiện cách vắt sữa bằng tay là di chuyển ngón tay quanh bầu vú để đảm bảo sữa được tiết đều từ các tuyến sữa.
- Để giữ cho da đầu vú luôn bình thường, bạn nên vắt một giọt sữa nhỏ ra để xoa vuốt đầu vú sau khi tắm.
- Sữa mẹ sau khi vắt bằng tay nên được bảo quản ở ngăn mát hoặc tủ đá. Thời gian bảo quản sữa mẹ trong khoảng 2-3 tuần nếu là tủ lạnh mini chỉ có 1 cửa. Đối với tủ lạnh 2 cánh, thời gian bảo quản từ 3-6 tháng. Đặc biệt, nếu bảo quản trong tủ kem, tủ đông chuyên dụng, sữa mẹ có thể giữ được từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, theo các ý kiến chuyên gia, sữa mẹ nên sử dụng càng sớm càng tốt.
- Nếu sữa mẹ được bảo quản trong tủ đông, trước khi cho trẻ uống, nên nên để bình sữa trong nước ấm để rã đông. Lắc đều sữa trước khi cho trẻ uống để phân bố lại lượng chất béo có trong sữa. Lưu ý, sữa sau khi rã đông nên cho trẻ dùng hết, không nên dùng lại sữa.
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm lại sữa bởi chúng có thể làm mất lớp kháng thể có trong sữa mẹ.
- Các mẹ cũng nên tạo cho trẻ thói quen uống sữa khoảng 3 giờ 1 lần, mỗi lần trong khoảng 30 phút. Nếu trẻ không uống hết thì mẹ cần vắt hết số sữa trong bầu ngực còn lại hoặc buổi đêm khi con không chịu dậy ăn đúng cữ thì hãy thực hiện vắt sữa bằng tay để tạo phản xạ uống sữa có điều kiện đúng giờ và đều đặn. Đây chính là điểm cần chú ý của việc kích sữa cho trẻ, cứ đều đặn như vậy thì dù mẹ ít sữa đến đâu cũng sẽ gọi sữa về ầm ầm.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn thực hiện cách vắt sữa bằng tay đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng qua đây, chị em đã biết được cách hút sữa sao cho hiệu quả và áp dụng để đáp ứng lượng sữa cho bé yêu nhé. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để bổ sung thêm được những kiến thức, mẹo vặt hữu ích trong cuộc sống nhé.