Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn phát huy được khả năng tư duy, phản xạ. Vậy nên, còn chờ gì mà không hướng dẫn bé nhà bạn các trò chơi dân gian bổ ích trong bài viết này của oldvillageportroyal.com chúng tôi.
I. Mèo đuổi chuột
Mèo đuổi chuột là một trong các trò dân gian tập thể được nhiều bạn học sinh yêu thích bởi không khí vui tươi mà nó mang lại.
Cách chơi mèo đuổi chuột rất đơn giản, mọi người đứng sẽ nắm tay nhau để tạo thành vòng tròn lớn và giơ tay cao qua đầu. Sau đó cùng nhau hát đồng dao. Lúc này, người chơi làm chuột sẽ chạy thật nhanh, luồn qua các hang là dưới cánh tay người chơi sao cho mèo không bắt kịp được mình. Tuy nhiên, khi thấy chuột chạy qua hang nào, mèo cần chạy qua đúng chỗ đó. Trò chơi kết thúc khi mèo bắt được chuột, hoặc kết thúc bài đồng dao.
II. Ô ăn quan
Một trong các trò chơi dân gian chúng ta không thể không nhắc đến là Ô ăn quan. Khi chơi trò này, bạn phải tính toán làm sao để ăn hết số quan của đối phương nhanh nhất.
Cách chơi ô ăn quan như sau: Người chơi vẽ hình chữ nhật lên mặt phẳng, chia thành 5 hàng dọc cân xứng sao cho có được 10 ô vuông nhỏ. Hai cạnh ngang của hình chữ nhật vẽ hình bán nguyệt hoặc vòng cung hướng ra ngoài. Sau đó, hai người chơi ngồi 2 bên. Người thứ nhất rải những viên quan vào các ô vuông nhỏ, khi đến viên quan cuối cùng người chơi vẫn tiếp tục đi nếu ô bên cạnh có quan, còn nếu ô trống thì số quan cách ô trống đó sẽ thuộc về bạn. Hai người thay phiên nhau đi quan đến khi nào nhặt được quan lớn hoặc lấy hết phần quan của đối phương thì trò chơi kết thúc. Ô ăn quan phân định thắng thua bằng số lượng các viên quan mà bạn sở hữu.
III. Bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê là một trong những trò chơi dân gian ngày xưa, trong đó người bị bịt mắt phải đi tìm và bắt những người con lại. Trò chơi này đòi hỏi khả năng phán đoán, đôi tai nhanh nhạy để phát hiện âm thanh, xác định vị trí người khác.
Cách chơi bịt mắt bắt dê như sau: Người chơi bị bịt mắt bằng khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn xung quanh người bịt mắt. Sau đó, người bịt mắt sẽ di chuyển và tìm cách bắt người chơi. Lúc này người chơi phải di chuyển nhẹ nhàng, nói khẽ sao cho mình không bị bắt. Đến khi người bịt mắt bắt được người chơi và đoán ra đó là ai thì người chơi sẽ thua cuộc.
IV. Trốn tìm
Trốn tìm là một trong các trò chơi dân gian phổ biến, người chơi chỉ cần tìm những người đang trốn và người trốn phải tìm chỗ ẩn nấp sao cho không ai tìm thấy.
Cách chơi trốn tìm như sau: Trong nhóm chơi sẽ các định người đi tìm bằng cách oẳn tù tì. Lúc này người đi tìm sẽ úp mặt vào tường và đếm số, đồng thời những người còn lại sẽ tản ra tìm chỗ nấp. Khi đếm đến 100, người đi tìm bắt đầu mở mắt và tìm kiếm người chơi. Trong thời gian quy định, nếu người đi tìm tìm thấy người nào thì người đó thua cuộc, ngược lại không tìm được ai thì người đi tìm phải chịu phạt.
V. Cướp cờ
Cướp cờ là một trong các trò chơi dân gian không còn quá xa lạ với nhiều người, trò chơi này đòi hỏi sự phản ứng nhanh nhạy. Bởi nếu không nhanh cướp cờ thì bạn phải chặn người cướp được cờ và giật cờ rồi chạy về đích thật nhanh để chiến thắng.
Cách chơi trò cướp cờ rất đơn giản, đầu tiên chia người chơi thành 2 đội và đứng thành hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Sau đó trọng tài sẽ phân người chơi theo thứ tự 1, 2, 3, 4,… nên bạn phải nhớ chính xác số của mình. Khi trọng tài hô số nào thì người có số thứ tự đó phải nhanh chóng chạy cướp cờ về đội mình. Hoặc nếu trọng tài gọi số nào về thì số đó phải về. Trong quá trình chơi cướp cờ, khi bạn đang cầm cờ mà bị đối phương vỗ vào người thì bạn sẽ bị loại.
VI. Chơi chuyền
Nhắc đến các trò chơi dân gian chúng ta không thể bỏ qua trò chơi chuyền được nhiều bạn gái yêu thích. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải nhanh tay, nhanh mắt để có thể bắt được que chuyền và quả bóng nhanh nhất.
Cách chơi trò này như sau: Người chơi cần chuẩn bị 10 que chuyền và một quả bóng nhỏ. Sau đó, bạn tung quả bóng lên không trung, đồng thời nhặt từng que chuyền lên. Trò chơi được lặp đi lặp lại cho đến khi quả bóng rơi xuống đất. Trong quá trình chơi, bạn phải bắt đầu từ bàn 1 cho đến bàn 2 và cứ thế liên tục cho đến đủ 10 que cùng 1 lúc. Khi người chơi không nhanh tay, nhanh mắt để bắt được bóng và que chuyền cùng một lúc thì sẽ mất lượt và chuyển sang người chơi bên cạnh.
VII. Chim bay cò bay
Chim bay cò bay là một trong các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tập trung sự chú ý, hình thành tinh thần đoàn kết và khả năng phản xạ. Để bắt đầu trò chim bay cò bay, mọi người sẽ tạo thành một vòng tròn và có người quản trò đứng ở giữa. Khi người này nói chim bay đồng thời thực hiện động tác bật nhảy và giang hai tay như chim đang bay. Lúc này, các bạn nhỏ phải làm lại động tác đó và hô theo người quản trò.
Nếu người quản trò hô những con vật không bay được mà bạn nào làm động tác bay theo người quản trò thì sẽ bị phạt bằng cách nhảy lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.
VIII. Nu na nu nống
Nu na nu nống là một trong những trò dân gian ngày xưa không còn quá xa lạ với nhiều người Việt. Khi chơi trò nu na nu nống, bạn sẽ được học những bài đồng dao mang lại sự vui tươi, hấp dẫn.
Cách chơi nu na nu nống như sau: Tất cả mọi người ngồi xếp cạnh nhau, duỗi thẳng chân và vừa nhịp tay vào đùi vừa hát bài đồng dao quen thuộc: “Nu na nu nống/ Đánh trống thổi kén/ Mở cuộc thi đua/ Chân ai sạch sẽ/ Gót đỏ hồng hào/ Không bẩn tí nào/ Được vào đánh trống”.
Mỗi từ trong bài đồng dao sẽ được đập nhẹ vào chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi tiếp tục quay ngược lại cho đến chữ “trống” thì được co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co hết lại thì người chơi cuối cùng còn chân thẳng sẽ giành chiến thắng.
IX. Tập tầm vông
Tập tầm vông là một trong các trò chơi dân gian chúng ta không thể bỏ qua. Đây là trò chơi khá đơn giản, phụ thuộc vào khả năng đánh lừa đối phương và tinh ý xem ai là người giấu đồ vật.
Cách chơi tập tầm vông như sau: Người chơi sẽ chọn ra một người nắm giữ đồ vật, đó có thể là viên sỏi, viên đá, viên bi… trong bàn tay. Người giữ sẽ giấu chúng trong tay trái hoặc phải, sao cho không ai phát hiện ra. Sau đó, tất cả mọi người hát vang bài đồng dao: “Tập tầm vông/ Tay không tay có/ Tập tầm vó/ Tay nào có/ Tay nào không/ Có có không không”.
Lúc này người giữ đồ vật sẽ đưa hai tay nằm chặt ra, và những người chơi còn lại sẽ đoán xe tay nào đang giữ đồ vật đó. Nếu người chơi đoán đúng tay giữ đồ vật thì chiến thắng, ngược lại đoán sai thì người giữ đồ vật giành chiến thắng.
X. Lùa vịt
Trò lùa vịt không còn mấy xa lạ với nhiều bạn trẻ, khi chơi sẽ được chia làm 2 phe gồm nhóm người bên trong vòng tròn và người bên ngoài. Người bên trong vòng tròn tìm cách tránh người bên ngoài, ngược lại người bên ngoài cố gắng đập người bên trong. Trong quá trình chơi, người lùa vịt bên ngoài vòng tròn đập trúng ai thì người đó bị thua và loại khỏi trò chơi.
Có thể thấy, với các trò chơi dân gian trên đây, trẻ sẽ rèn được thể lực, sự khéo léo và tinh thần đoàn kết khi chơi. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa cũng như những trò chơi dân gian truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam.