Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị đúng cách. Vì thế, bố mẹ cần nên ghi nhớ những cách phòng ngừa cúm A được oldvillageportroyal.com chúng tôi chia sẻ dưới đây khi sắp bước vào giai đoạn thay đổi mùa.
I. Cúm A là bệnh gì?
Trước khi biết được cách phòng ngừa cúm A, bạn cần phải hiểu được đây là bệnh như thế nào. Theo các chuyên gia sức khỏe, cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A gây nên như H1N1, H7N9, H5N1…
Cúm A thường xuất hiện vào thời điểm chuyển mùa với những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, cúm A tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao dễ bị nhiếm virus cúm A nhất, do miễn dịch của trẻ còn yếu. Vì thế bố mẹ cần phải bảo vệ con trước những nguy cơ gây bệnh.
Khi bị cúm A, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt cao, hắt hơi, chảy nước mũi, nhức đầu… Với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có các biểu hiện như bỏ ăn, thở nhanh, co giật…
II. Bệnh cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A là căn bệnh khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Tùy theo sức khỏe, cơ địa mà biểu hiện của bệnh sẽ có sự khác nhau ở trẻ. Nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện như cảm cúm thông thường nên bố mẹ dễ chủ quan.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở trẻ khi bị cúm A là suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, cúm A có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, viêm tai giữa…
Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị sớm cũng như cách phòng ngừa bệnh cúm A để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
III. Cúm A lây truyền qua đường nào?
Virus cúm A lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp. Khi người bị cúm A hắt hơi, hoặc ho thì virus cúm có thể tiết ra ngoài và phát tán khoảng 2m trong không khí.
Bên cạnh đó, virus cúm A có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khoảng 1 giờ đồng hồ, nên khi trẻ chạm tay vào đồ vật, vật dụng chứa virus cúm A thì cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Thời gian lây truyền cúm A thường từ 3-4 ngày sau khi phát bệnh. Với nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm virus cúm A cao như trẻ nhỏ thì thời gian lây truyền virus cúm có thể lên đến 7 ngày.
IV. Cách phòng ngừa cúm A hiệu quả
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ chính là thực hiện các biện pháp phòng cúm A từ sớm. Vậy nên, bố mẹ hãy áp dụng ngay những cách dưới đây nhé.
1. Tiêm vắc xin
Một trong những cách phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin. Không những vậy, tiêm vắc xin cám còn giúp ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên, nguy cơ xảy ra hen…
Hiện nay có 3 loại vắc xin cúm đang được lưu hành giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh cúm A, đó là:
- Vắc xin Vaxigrip Tetra: được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người già.
- Vắc xin Influvac Tetra: được chỉ định tiêm cho đối tượng là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
- Vắc xin GC Flu Quadrivalent: cũng chỉ định tiêm cho trẻ từ 5 tháng tuổi đến người già.
2. Không hôn lên mặt trẻ
Hôn má, bẹo má trẻ là thói quen của nhiều người lớn. Thế nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân lây truyền virus cúm A cho trẻ.
Như đã chia sẻ, virus cúm A có thời gian ủ bệnh khá lâu, những triệu chứng của bệnh cũng khá giống với cảm cúm thông thường nên rất khó nhận biết. Vậy nên, khi muốn chạm vào trẻ, hay ôm hôn trẻ thì bạn nên rửa tay sạch sẽ. Tốt nhất là giữ khoảng cách an toàn nhất định khi có dấu hiệu của bệnh cúm.
3. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay bằng xà phòng chính là cách đơn giản giúp loại bỏ virus cúm A trên bàn tay sau khi tay chạm vào nhiều đồ vật. Bên cạnh đó, tay cũng thường xuyên tiếp xúc với những nơi có nhiều virus nhất, ví dụ như đưa tay lên mũi, miệng…
4. Xây dựng lối sống lành mạnh -Cách phòng ngừa cúm A
Để có thể phòng ngừa cúm A ở trẻ, bố mẹ nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn chín uống sôi. Đặc biệt, nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 27 đến 28 độ để trẻ không bị lạnh vào mùa đông và tránh nguy cơ khiến hệ miễn dịch suy giảm.
5. Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng chính là cách phòng ngừa cúm A hiệu quả. Theo đó, bố mẹ nên bổ sung các loại thực ăn giàu vitamin C cho trẻ như rau bắp cải, nước cam, rau bina…
6. Đeo khẩu trang
Người lớn cũng nên hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách khi ở nơi đông người. Nếu không cần thiết, bạn nên cho trẻ vui chơi, hoạt động tại nhà.
7. Vận động theo lứa tuổi
Duy trì các hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi virus cúm A. Bên cạnh đó, những hoạt động thể chất còn giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
Vậy nên, tùy thuộc theo từng lứa tuổi của trẻ mà bố mẹ có thể chọn môn thể thao phù hợp như đá bóng, chạy bộ, nhảy dây…
8. Một số biện pháp khác
Ngoài cách tiêm vắc xin cúm đủ liều, đúng lịch cũng như các biện pháp kể trên, bố mẹ cũng nên trang bị thêm một số cách phòng ngừa bệnh cúm A như sau:
- Dạy trẻ hắt hơi, ho đúng cách để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cúm A qua đường hô hấp.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, bố mẹ nên dùng thuốc xịt mũi cho trẻ để mang lại đổ ẩm cho mũi, tránh mũi bị khô.
- Nếu thấy trẻ sốt dưới 38.5 độ, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm để lau cơ thể, cho bé uống nhiều nước, bổ sung vitamin C. Nếu vẫn thấy trẻ sốt, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
V. Kết luận
Có thể thấy cúm A không phải bệnh lành tính đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần thực hiện tốt những cách phòng ngừa cúm A một cách chủ động như tiêm vắc xin, thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh. Để có thêm nhiều kiến thức khác trong đời sống hàng ngày, bạn hãy theo dõi chuyên mục tin tức thường xuyên nhé.